Đại Ly Giáo (Great Schism), hay còn được biết đến với tên gọi Ly giáo Đông – Tây xảy ra vào thế kỷ 11, đánh dấu sự phân rã mối liên kết giữa Giáo Hội Kitô giáo Đông và Tây Phương. Có nhiều yếu tố dẫn đến sự chia rẽ này, và dĩ nhiên hậu quả của nó rất sâu xa. Những ảnh hưởng của cuộc ky giáo vẫn còn tồn tại đến tận ngày nay. Ki-tô chưa bao giờ trải qua một cuộc biến động nào lớn như vậy cho đến khi xảy ra phong trào Kháng Cách vào thế kỷ 16.
Trước ly giáo
Để hiểu rõ hơn về những sự kiện xoay quanh Sự Chia Rẽ Lớn, mình cần nhìn lại tiến trình lịch sử của Giáo Hội Công Giáo.
Bảy trăm năm trước cuộc Chia Rẽ này, vào thế kỷ thứ 4, Hoàng đế La Mã Constantine chuyển kinh đô của Đế chế La Mã từ Rome về Constantinople; và điều đó đã biến Constantinople trở thành thành phố hoàng gia hùng mạnh nhất.
Đến cuối thế kỷ thứ 4, Đế Chế La Mã đã bị chia làm đôi hoàn toàn và vĩnh viễn – với Rome thuộc về Đế Quốc Tây La Mã, và Constantinople thuộc về Đế Quốc Đông La Mã.
Năm 395, Hoàng đế Theodosius I băng hà. Đây là một bước ngoặt lịch sử của cả đế chế này, vì ông là vị hoàng đế cuối cùng cai trị cả hai miền Đông – Tây. Sau cái chết của Theodosius, cộng với nhiều thay đổi về kinh tế, xã hội, và cả chính trị, Đế Chế Tây La Mã đã nhanh chóng sụp đổ.
Đế Quốc Tây La Mã ngã xuống vào thế kỷ thứ 5 với nhiều lý do, từ các cuộc xâm lược của người man di cho đến khủng hoảng kinh tế nội bộ. Còn Đế Quốc Đông La Mã vẫn tồn tại thêm gần một nghìn năm nữa, cho đến Cuộc Bao Vây Constantinople vào năm 1453.
Khác biệt giữa Phương Đông và Phương Tây
Vì Đế Chế La Mã chia đôi đường, nên đặc điểm về chính trị, kinh tế, và văn hóa của phương Tây khác biệt rất nhiều so với phương Đông trong các thế kỷ sau đó. Một trong những vấn đề đẩy khoảng cách hai bên càng xa hơn đó là rào cản ngôn ngữ. Trong khi Latin – tiếng La Tinh – là ngôn ngữ giao tiếp chính ở phương Tây, thì phương Đông lại chuộng sử dụng tiếng Hy Lạp.
Các quốc gia mới cũng bắt đầu nổi lên tại phương Tây, và quyền lực của Giáo Hoàng ngày càng lớn. Tới thế kỷ thứ 9, các vị hoàng đế của Đế chế La Mã Thần Thánh (thành lập bởi Charlemagne vào năm 800) đều được Giáo Hoàng tại Rome phong vương và công nhận tính chính danh.
Dĩ nhiên, những thay đổi mới của Tây Phương không hề được áp dụng tại Đông Phương, nơi Đế Chế Đông La Mã vẫn duy trì nhiều nét truyền thống. Quyền lực chính trị của thành Rome tăng cao và tác động được đến rất nhiều vương quốc, quốc gia ở phương Tây. Phương Đông đã cố gắng chống lại điều này, nhưng bàn tay của Giáo Hội Công Giáo La Mã đã ngày một vươn xa hơn.
Ba lần phân ly
Trước thời kỳ Đại Ly Giáo (Great Schism) đã xảy ra một chuỗi những cuộc ly giáo “nhỏ” gây căng thẳng giữa Đông và Tây. Cũng cần nhớ là Giáo hội thời này có năm Giáo Chủ (Patriarch). Đây là những giám mục được chọn với quyền hạn cao hơn các giám mục khác trong toàn thế giới Kitô giáo. Năm vị Giáo Chủ đó là: Giáo Chủ Roma, Giáo Chủ Constantinople, Giáo Chủ Antioch, Giáo Chủ Alexandria, và Giáo Chủ Jerusalem.
Phân ly lần 1 với lạc thuyết Arius
Vì Giê-su là con của Chúa Trời, vậy ngài có phải là hiện thân của thiêng liêng? Vấn đề này đã gây nhiều tranh cãi trong Giáo hội thời kỳ đầu trung cổ và dẫn đến sự chia rẽ giữa Đông và Tây vào thế kỷ thứ 4.
Trong những năm giữa 343 và 398, Giáo hội đã bị chia cắt bởi thuyết Arius. Thuyết này cho rằng Giê-su không ngang hàng với Chúa Cha và do đó không phải là hiện thân thiêng liêng. Thuyết Arius được chấp nhận rộng rãi ở Giáo hội phương Đông, nhưng không được chấp nhận ở phương Tây – đó chính là nguyên nhân chia rẽ.
Phân ly lần 2: Tranh cãi với Hoàng đế Byzantine
Cuộc ly giáo “nhỏ” lần thứ hai xảy ra vào năm 404, bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa Hoàng đế Byzantine và Giáo Chủ Constantinople. Năm 404, Hoàng đế Byzantine, Arcadius, từ chối công nhận John Chrysostom là Giáo Chủ Constantinople.
Đây là một vấn đề lớn bởi vì Chrysostom được Giáo hoàng La Mã Innocent I ủng hộ. Do các Giáo Chủ phương Đông từ chối chấp nhận tính chính thống của Chrysostom (vì họ đồng ý với Hoàng đế Arcadius), Giáo hoàng Innocent I đã cắt đứt mọi liên lạc với phần phía đông của Giáo hội. Vấn đề này mãi đến mười một năm sau, vào năm 415, mới được giải quyết khi các Giáo Chủ phía đông cuối cùng đồng ý rằng Chrysostom là một vị Giáo Chủ chính danh.
Ly giáo lần 3: Bất đồng về bản tính của Chúa Giê-su
Một trường hợp khác xảy ra vào thế kỷ thứ 5, năm 482 – cũng thuộc dạng ly giáo “nhỏ”. Sau những rắc rối do niềm tin (hoặc không tin) vào thuyết Arius, Hoàng đế Byzantine, Zeno, đã cố gắng hòa giải những khác biệt trong cách Giáo hội Đông và Tây nhìn nhận về bản chất Chúa Giê-su.
Một số giám mục tin rằng Giê-su có hai bản tính – một bản chất con người và một bản chất thần linh – trong khi những người khác nghĩ rằng Giê-su hoàn toàn là hiện thân của Chúa Trời, không mang bản tính con người.
Để giải quyết các quan điểm này, Hoàng đế Zeno ban hành một sắc lệnh Đấng Cứu Thế gọi là Henotikon, nhưng sắc lệnh này bị Giáo hoàng Felix III bác bỏ.
Acacius, Giáo Chủ Constantinople, một người tên là Acacius khuyến khích Zeno đưa ra sắc lệnh. Giáo hoàng Felix phát hiện ra và rút phép thông công Acacius. Lệnh rút phép thông công này mãi đến năm 519 mới được bãi bỏ khi Hoàng đế Byzantine, Justin I, công nhận nó.
Đến thời điểm này, hai Giáo hội về cơ bản đã đi đến một thỏa thuận. Nhưng dù vậy, niềm tin của tín hữu phương Đông dần dần khác với niềm tin của giáo dân ở phía Tây.
Tín điều Công đồng Nicea
Lý do khác góp phần vào Cuộc Ly Giáo năm 1054 bắt nguồn từ Kinh Tin Kính Nicea, được biên soạn tại Công đồng Nicea lần thứ nhất năm 325. Tại đây, công đồng tuyên bố về sự ngang hàng giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, nhấn mạnh việc chỉ Chúa Con trở thành nhục thể trong Chúa Giê-su.
Kinh Tin Kính đã được sửa đổi một vài lần trong suốt các thế kỷ sau, gây ra những vấn đề xung quanh nội dung. Năm 431, trong Công đồng Ê-phê-sô, hội đồng cấm bất kỳ thay đổi nào khách tương lai đối với Kinh Tin Kính.
Mặc dù vậy, Giáo Hội Phương Tây vẫn bổ sung một số thay đổi, trong đó có sửa đổi tuyên bố ban đầu vốn là:
“Chúng tôi tin kính Chúa Thánh Thần, Đấng ban sự sống, Đấng bởi Chúa Cha mà ra”
Giáo Hội Công Giáo Rô-ma (Giáo Hội Phương Tây) đã thêm vào cuối đoạn này cụm từ “và Chúa Con”. Giáo Hội Chính Thống Phương Đông (Giáo Hội Phương Đông) phản đối, cho rằng đây không phải là tín điều.
Các xung đột khác
Nhiều tranh cãi khác tồn tại qua các thế kỷ, tất yếu dẫn đến Cuộc Ly Giáo. Một trong số đó là về quyền tài phán trên vùng Balkans. Là một phần của Đông Âu, Giáo Hội Phương Đông tin mình có quyền quản lý khu vực này. Ngược lại, do gần Ý (và do đó là Rô-ma), Giáo Hội Phương Tây cũng tin rằng đó là vùng thuộc quyền mình. Xung đột này kéo dài hàng thế kỷ.
Những tranh cãi về các giáo trưởng cũng là một vấn đề khác. Ví dụ, Thượng Phụ Constantinople được Giáo Hội Phương Đông đổi tên thành “Thượng Phụ Đại Kết”, một việc Giáo Hội Phương Tây phản đối quyết liệt vì cho rằng nó nâng Thượng Phụ Constantinople lên địa vị “Thượng Phụ Toàn Cầu.”
Tương tự, Giáo Hội Phương Đông không hài lòng với quyền lực của Thượng Phụ Rô-ma (Giáo Hoàng) đối với các thượng phụ khác. Dù chấp nhận rằng Giáo Hoàng nên được tôn vinh cao hơn các thượng phụ khác, họ không đồng ý rằng ông nên có quyền hành trên họ.
Sự bất đồng thậm chí còn xoay quanh cả bánh lễ! Giáo Hội Công Giáo Rô-ma ở Phương Tây chuyển sang dùng bánh không men. Đương nhiên, Giáo Hội Chính Thống Phương Đông không đồng tình, thay vào đó họ nhúng bánh vào rượu trong Thánh Lễ, một việc Giáo Hội Công giáo phản đối.
Sự kiện trọng đại thế kỉ 11: Đại ly giáo
Vào thế kỷ thứ 11, một số nhà thờ ở Constantinople bắt đầu áp dụng các nghi thức Công giáo Rôma thay vì Chính thống giáo Đông phương. Thượng phụ Đại kết Michael Cerularius kiên quyết yêu cầu các nhà thờ này phải quay về những nghi thức truyền thống Chính thống giáo Đông phương. Khi các nhà thờ từ chối, ông ra lệnh đóng cửa chúng. Theo sau hành động đó, Cerularius viết thư cho Giáo hoàng Leo IX để bày tỏ sự phẫn nộ của mình và lên án các nghi thức của nhà thờ Tây phương.
Giáo hoàng soạn một bức thư để đáp lại, trong đó nhấn mạnh quyền tối thượng của mình. Ông gửi bức thư này cùng với một phái đoàn đến gặp Cerularius vào tháng 4 năm 1054.
Phái đoàn của Giáo hoàng không hài lòng với cách họ bị đối xử và bỏ dở buổi họp. Cerularius thì nổi giận, nhưng còn tức điên hơn khi phát hiện ra con dấu trên bức thư đã bị phá vỡ, và bức thư đã bị phái đoàn công bố khắp nơi. Vì lý do này, Cerularius từ chối tiếp phái đoàn, không công nhận thẩm quyền của họ.
Trước khi mọi thứ thêm rối ren, Giáo hoàng Leo IX qua đời vào ngày 19 tháng 4 năm 1054, trong khi đó Cerularius vẫn nhất quyết không gặp các sứ thần. Cuối cùng, phái đoàn tiến vào Nhà thờ Hagia Sophia (công trình quan trọng nhất của Chính thống giáo Đông phương) giữa lúc buổi lễ đang diễn ra, họ đặt một bức thư lên bàn thờ.
Bức thư đó ghi rõ sắc lệnh rút phép thông công đối với Cerularius. Ngay lập tức, Cerularius đốt bức thư và lên án phái đoàn. Cerularius bị khai trừ khỏi Giáo hội Rôma, và ông đáp trả bằng cách rút phép thông công Giáo hoàng khỏi Chính thống giáo Đông phương.
Những hệ quả sau này
Kể từ Đại Ly giáo năm 1054, hai nhà thờ chưa bao giờ hòa giải. Dù vậy, mối quan hệ giữa họ đã ấm lên theo thời gian. Chẳng hạn, vào năm 1965, Giáo hoàng Paul VI và Thượng phụ Athenagoras I đã dỡ bỏ các sắc lệnh rút phép thông công lẫn nhau mà tổ tiên hai giáo hội đã áp dụng.
Cho đến ngày nay, vẫn còn những khác biệt lớn giữa Giáo hội Công giáo Rôma và Giáo hội Chính thống giáo (thường được chia thành Chính thống giáo Hy Lạp và Chính thống giáo Nga).