Câu hỏi: Rome phản ứng thế nào sau vụ ám sát Julius Ceasar?
Sau vụ ám sát Caesar, một sự kiện về sau được gọi là ngày Ides of March, thành Rome rơi vào loạn lạc. Thi thể của nhà độc tài được đám nô lệ khiêng đi, và một trong những cuộc khám nghiệm tử thi đầu tiên trong lịch sử được tiến hành bởi thầy thuốc Antistius. Ông xác định có 23 vết đâm, nhưng chỉ có nhát thứ hai là chí mạng. Trong khi đó, tướng Antony đã trốn thoát được và đang an toàn, hội quân với Lepidus ở Campus Martius. Lepidus, với chức vụ magister equitum (chỉ huy kỵ binh), đứng thứ hai chỉ sau Caesar và có trong tay cả một đội quân hùng mạnh. Nhưng thay vì máu lửa trả thù như ý kiến của Lepidus, Antony quyết định làm theo đề xuất của Cicero – ân xá cho tất cả.
Khi Antony mở di chúc của Caesar, ông phát hiện ra người thừa kế chính không ai khác lại là cháu trai, đồng thời là con nuôi mới nhận của vị độc tài – Gaius Octavius. Kể từ giờ, anh này mang tên Gaius Julius Caesar Octavianus, và hưởng ba phần tư tài sản kế thừa. Mark Antony chỉ xếp thứ hai, thậm chí sau cả anh em họ Lucius Pinarius và Quintus Pedius của Octavian. Thậm chí, anh chàng còn xếp sau cả tên sát nhân Decimus Junius Brutus – kẻ đã dụ Caesar đến Thượng viện vào cái buổi sáng định mệnh ấy.
Tuy nhiên, đến lúc hỏa táng Caesar diễn ra, Antony, người về sau trở thành hoàng đế Augustus, vốn có tài hùng biện, đã đảo ngược tình thế, kích động đám đông quay sang chống lại Brutus. Hắn lôi chiếc áo choàng đẫm máu của Caesar ra, rồi đọc di chúc của nhà độc tài quá cố. Trong di chúc, Caesar tặng 300 sesterces cho mỗi công dân Rome, thêm cả quyền được vào tham quan những khu vườn của ông ta. Nghe tới mấy điều này, đám đông bắt đầu sôi máu, ném vũ khí và đủ thứ vào giàn hỏa thiêu, nguyền rủa bọn đã ra tay ám sát. Lũ sát nhân buộc phải chuồn ngay (rồi sau đó phải rời khỏi Rome), suýt chút nữa bị đám đông điên máu kia xé xác. Một số thượng nghị sĩ vô tình bị cuốn vào do trùng tên với bọn tội phạm, kết cục cũng bị giết oan.