Palestine trong thời cổ đại thuộc khu vực Canaan, nơi từng là quê hương của Vương quốc Israel và Judah. Tên “Palestine” ban đầu chỉ đề cập đến một miền đất nhỏ ở phía nam Canaan mà người Philistine chiếm giữ.
Trước họ, dân tộc Canaan, Canaan-Phoenicia và Israel đã định cư ở đây. Giới nghiên cứu cho rằng người Philistine đã đến đây vào cuối thời Đồ Đồng, khoảng năm 1276 TCN, và sống thành các cộng đồng khu vực duyên hải phía nam Địa Trung Hải, sau này được gọi là Philistia.
Trong thư tịch cổ vùng Mesopotamia và các giấy tờ buôn bán từ Ebla và Mari từ thế kỷ 18 TCN, khu vực này được gọi là “Canaan”. Tên “Palestine” chỉ xuất hiện lần đầu trong tác phẩm Lịch sử của Herodotus vào thế kỷ 5 TCN. Sau đó, tên này dần được dùng để chỉ toàn bộ khu vực Canaan.
Vùng đất này nằm trong “vòng cung màu mỡ”, và dấu vết của con người ở đây có thể truy về 10,000 năm trước. Ban đầu, những người săn bắn di cư đã sống ở đây, sau đó họ bắt đầu canh tác nông nghiệp vào Sơ Kỳ Đồ Đồng. Qua Trung Kỳ Đồ Đồng, Canaan trở nên thịnh vượng nhờ giao thương, đến Hậu Kỳ Đồ Đồng, khu vực này trở thành một phần của Đế chế Ai Cập.
Khi Ai Cập suy yếu, Assyria ngày càng mạnh mẽ, thậm chí đã tiến hành các cuộc xâm lược từ khoảng năm 1295 TCN. Cả khu vực Cận Đông đã trải qua giai đoạn khó khăn trong thời đồ Đồng từ khoảng 1250-1150 TCN, và Canaan cũng không phải là ngoại lệ. Theo sách Joshua, tướng Israel, Joshua, đã xâm chiếm và phân chia vùng đất này cho dân của mình. Đồng thời, một dân tộc bí ẩn tên là Sea Peoples (Hải Tộc) cũng đặt chân đến, và họ có thể là nguyên nhân gây ra sự tàn phá ở nhiều nơi.
Các quốc gia như Assyria, Babylon, Persia và quân đội của Alexander đều lần lượt chiếm lấy khu vực này. Và sau cùng, La Mã cũng thế. Khi La Mã đến, nơi này đã được gọi là Judea, một tên gọi từ Vương quốc cổ đại Judah. Nhưng nó cũng được biết đến như Palestine. Sau cuộc nổi dậy của Bar-Kochba vào khoảng năm 132-136 sau CN, hoàng đế La Mã Hadrian đã đổi tên khu vực này thành Syria-Palaestina để trừng phạt người Do Thái.
Khi Đế chế La Mã phương Tây sụp đổ, Đế chế Byzantine đã chiếm giữ Palestine cho đến khi nó bị quân đội Hồi giáo từ Ả Rập chiếm lấy vào khoảng năm 634 sau CN.
Tên gọi
Tên “Palestine” có lẽ phát xuất từ từ “plesheth“, một loại thực phẩm mà các bộ tộc di cư thường mang theo, hoặc có thể là tên tiếng Hy Lạp chỉ người Philistine du mục. Một giả thuyết khác của tác giả Tom Robbins cho rằng tên này bắt nguồn từ vị thần lưỡng tính cổ đại Pales, được tôn thờ ở khu vực Canaan. Nếu đúng là vậy thì “Palestine” sẽ có nghĩa là “Đất của Pales“.
Tuy có một vị thần lưỡng tính tên là Pales được người La Mã thờ kính, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy tên gọi của khu vực Palestine liên quan đến vị thần này. Thay vào đó, tên gọi này có lẽ xuất phát từ tiếng Hy Lạp, nghĩa là “Đất của người Philistine“. Các học giả như J Maxwell Miller và John H. Hayes cũng đồng tình với quan điểm này. Họ cho rằng dù người Philistine chỉ sống ở vùng đất ven biển, nhưng tên “Philistia” đã được sử dụng để mô tả cả khu vực phía nam bờ biển Địa Trung Hải.
Sau khi Herodotus sử dụng thuật ngữ này vào thế kỷ 5 TCN, nhiều tác giả khác đã tiếp tục sử dụng và dần dần, “Palestine” đã trở thành tên gọi chính thức cho khu vực này, thay thế cho “Canaan”.
Cổ sử
Khu vực Palestine là một trong những nơi đầu tiên của loài người định cư trên thế giới. Các dấu vết khảo cổ chỉ ra rằng, trước năm 10,000 TCN, một cộng đồng người săn bắt hái lượm đã an cư tại đây. Đến Sơ Kỳ Đồ Đồng, họ hình thành các khu định cư và phát triển nông nghiệp. Nhờ vị trí đặc biệt nằm giữa các thành phố lớn của Mesopotamia, Ả Rập và Ai Cập, Palestine nhanh chóng trở thành một trung tâm thương mại quan trọng. Điều này thu hút Sargon Đại đế, người đã đưa Palestine vào quyền kiểm soát của Đế chế Akkadian vào khoảng năm 2300 TCN.
Dưới sự thịnh vượng của Đế chế Akkadian, Palestine phát triển mạnh mẽ với sự xuất hiện của nhiều trung tâm đô thị. Tuy nhiên, khoảng năm 2083 TCN, vùng đất này chịu sự xâm lược từ Gutians, Elamites và Amorites, khiến cho các thành phố bị bỏ hoang. Người dân quay trở lại với cuộc sống nông thôn, dựa vào nghề nông, mặc dù nguyên nhân chính xác cho sự thay đổi này vẫn còn là một bí ẩn.
Trung Kỳ Đồ Đồng
Thời Trung Kỳ Đồ Đồng (khoảng 2000-1550 TCN), người dân tập trung vào phát triển đô thị và thương mại bùng nổ. Từ khoảng năm 4000 TCN, đầu mối thương mại quốc tế giữa thành phố cảng Byblos và Ai Cập đã được hình thành, và đến năm 2000 TCN, Ai Cập đã trở thành đối tác thương mại quan trọng nhất của khu vực. Sự ảnh hưởng của Ai Cập có thể thấy qua những nghi lễ mai táng, nơi các vật phẩm trong mộ được sắp xếp tương tự như ở Ai Cập.
Mối quan hệ này mang lại lợi ích cho cả Ai Cập và Palestine cho đến khi dân tộc Semitic, Hyksos, xuất hiện vào khoảng năm 1725 TCN. Hyksos, được ghi nhận trong các bức khắc Ai Cập dưới danh xưng “vua ngoại bang“, đã sử dụng Palestine như một bước đệm để thâm nhập vào khu vực Delta của Ai Cập và thiết lập chính quyền tại Avaris.
Với sức mạnh ngày càng tăng, Hyksos đã mở rộng ảnh hưởng, thiết lập thương mại và kiểm soát khu vực Delta cùng một phần lớn Hạ Ai Cập. Tuy nhiên, vào năm 1570 TCN, Ahmose I từ Thebes đã đánh bại và đuổi Hyksos ra khỏi khu vực. Sau chiến dịch này, Ahmose I tiếp tục truy quân Hyksos từ Palestine vào Syria, gây ra sự tàn phá và làm tan rã nhiều cộng đồng.
Hậu Kỳ Đồ Đồng
Sau khi đẩy Hyksos ra khỏi vùng, các thành phố Palestine được tái thiết và Ahmose I đã hợp nhất khu vực này vào Đế chế Ai Cập mới (thời kỳ Tân Vương Quốc, từ 1570-1069 TCN). Với mong muốn bảo vệ biên giới Ai Cập khỏi sự xâm lược của ngoại bang, Ahmose I đã tạo ra một vùng đệm quanh biên giới, và vùng này sau đó được các pharaoh tiếp theo mở rộng để xây dựng đế chế.
Trong thời kỳ Tân Vương Quốc, một số pharaoh nổi tiếng của Ai Cập như Hatshepsut, Thutmose III, Amenhotep III và Ramesses Đại Đế đã thúc đẩy thương mại và phát triển cơ sở hạ tầng cho Palestine.
Dưới thời Thutmose III, một nhóm người gọi là Habiru gây ra nhiều bất ổn khi không ngừng quấy nhiễu các cộng đồng khác. Danh tính của họ vẫn chưa rõ, nhưng họ dường như là bản xứ của khu vực này. Thuật ngữ ‘Habiru’ dùng để chỉ những kẻ không tuân theo quy định xã hội. Họ thường được xem là kẻ ngoại luật, không phải xâm lược. Các nghiên cứu trước đây đã cố gắng liên kết Habiru với người Do Thái, nhưng những giả thuyết này đã không được chấp nhận.
Trong triều đại của Ramesses Đại Đế, Hải Tộc lần đầu tiên xuất hiện trên trang sử của Ai Cập. Ramesses đã chặn đứng họ trong một trận chiến biển vào khoảng 1278 TCN và sau đó, vào năm 1274 TCN, hai bên tiếp tục đụng độ khi dân tộc này liên minh với người Hittite tại trận Kadesh. Cho đến nay, nguồn gốc thực sự của Hải Tộc vẫn là một bí ẩn. Họ còn tiếp tục gây khó khăn cho Ai Cập dưới thời Merenptah và Ramesses III. Không chỉ quấy nhiễu Ai Cập, họ còn gây chiến với Đế chế Hittite và khu vực Levant. Sự quấy rối này, kết hợp với sự xâm lược từ Assyria, đã đẩy toàn bộ khu vực Cận Đông vào hỗn loạn.
Khoảng thời gian 1250-1200 TCN, theo Kinh Thánh, được cho là thời điểm tướng Joshua của người Israel chinh phục Canaan. Tuy nhiên, dù có dấu hiệu về một sự “thay cũ đổi mới”, bằng chứng khảo cổ không hoàn toàn trùng khớp với mô tả kinh thánh, nên giới nghiên cứu ngờ rằng có thể khu vực này trên thực tế đã bị Hải Tộc chiếm giữ.
Một bia đá của Merenptah lần đầu nhắc đến “Israel”, mô tả họ như một sắc tộc thiểu số chứ không phải một vương quốc. Một số giả thuyết cho rằng người Israel có thể đã liên minh với Hải Tộc để đối phó với Ai Cập.
Sau các sự kiện này, người Israel hình thành các vùng định cư ổn định tại Palestine và vào khoảng 1080 TCN, Vương quốc Israel được sáng lập ở phía bắc. Vương quốc này thịnh vượng cho đến sau khi vua Solomon qua đời, khi đó nó bị chia tách. Người Israel tiếp tục phải đối mặt với những mối đe dọa, trong đó có người Philistine, kẻ thù không ngừng của họ theo Kinh Thánh.
Người Philitines và các nhà chinh phạt ngoại bang
Người Philistine, có nguồn gốc từ Crete và khu vực Aegean, đã đến bờ biển phía nam Canaan vào khoảng năm 1276 TCN sau khi không xâm nhập thành công Ai Cập do sự chống trả của Rameses III. Chỉ sau vài thập kỷ, vào năm 1185 TCN, họ đã xây dựng được vùng định cư vững chắc dọc theo bờ biển, nơi sau này được gọi là Philistia. Trước khi họ đến, khu vực này đã có những cộng đồng phát triển, và người Philistine nhanh chóng bắt đầu mở rộng ảnh hưởng của mình.
Dựa theo Kinh Thánh, người Philistine đã gây không ít khó khăn cho Israel. Vua Saul của Israel đã phải đối mặt với sự đe dọa từ họ, và dù Vua David sau này đã đánh bại họ, nhưng dưới thời Vua Solomon, họ vẫn là mối đe dọa lớn. Mặc dù Israel có những chiến thắng, người Philistine vẫn tiếp tục phát triển và quấy rối các cộng đồng xung quanh.
Vào năm 722 TCN, Assyria đã xâm lược và phá hủy Vương quốc Israel. Ngay lúc đó, người Philistine bị đàn áp và mất quyền tự trị. Đế chế Neo-Assyria đã lấy Palestine làm của mình, và vua Sennacherib đã tiến hành một chiến dịch ở đây vào năm 703 TCN. Mặc dù ông không chiếm được Jerusalem, nhưng ông đã biến Judah thành một bang thuộc Assyria.
Người Philistine, có nguồn gốc từ Crete và khu vực Aegean, đã đến bờ biển phía nam Canaan vào khoảng năm 1276 TCN sau khi không xâm nhập thành công Ai Cập do sự chống trả của Rameses III. Chỉ sau vài thập kỷ, vào năm 1185 TCN, họ đã xây dựng được cơ sở định cư vững chắc dọc theo bờ biển, nơi sau này được gọi là Philistia. Trước khi họ đến, khu vực này đã có những cộng đồng phát triển, và người Philistine nhanh chóng bắt đầu mở rộng ảnh hưởng của mình.
Dựa theo Kinh Thánh, người Philistine đã gây không ít khó khăn cho Israel. Vua Saul của Israel đã phải đối mặt với sự đe dọa từ họ, và dù Vua David sau này đã đánh bại họ, nhưng dưới thời Vua Solomon, họ vẫn là mối đe dọa lớn. Mặc dù Israel có những chiến thắng, người Philistine vẫn tiếp tục phát triển và quấy rối các cộng đồng xung quanh.
Vào năm 722 TCN, Assyria đã xâm lược và phá hủy Vương quốc Israel. Ngay lúc đó, người Philistine bị đàn áp và mất quyền tự trị. Đế chế Neo-Assyria đã lấy Palestine làm của mình, và vua Sennacherib đã tiến hành một chiến dịch ở đây vào năm 703 TCN. Mặc dù ông không chiếm được Jerusalem, nhưng ông đã biến Judah thành một bang thuộc Assyria.
Các cuộc chiến giữa người Do Thái và La Mã
Người La Mã chỉ định Herod Đại Đế làm vua và áp thuế lên Judea giống như các vùng khác trong đế chế. Dân chúng Judea phản đối sự cai trị của La Mã, khiến vùng này không ngừng xảy ra bạo loạn.
Từ năm 66-73 TCN, Do Thái và La Mã nổ ra xung đột, kết quả Titus đã hủy diệt thành Jerusalem, chỉ còn trơ lại Bức tường Tây. Dù người dân có quyền tự do văn hóa và tôn giáo, họ vẫn khao khát độc lập.
Vào năm 115-117 TCN, cuộc xung đột Chiến tranh Kitos nổ ra và kết thúc với chiến thắng thuộc về La Mã. Đến năm 132 TCN lại xảy ra cuộc nổi dậy của Bar-Kochba, gây ra thiệt hại lớn cho cả hai bên. Vì sự kháng cự này, Hoàng đế Hadrian đã đổi tên vùng đất thành Syria Palaestina và trục xuất người Do Thái, xây dựng thành phố mới trên đống đổ nát của Jerusalem. Sau cuộc nổi dậy, La Mã tiếp tục kiểm soát khu vực mà không gặp thêm bất kỳ sự cố nào.
Kết
Hoàng đế Diocletian đã chia Đế chế La Mã thành hai: Đế chế La Mã phương Tây và Đế chế Byzantine phương Đông, coi vùng Cận Đông. Dưới thời Constantine Đại Đế, Kitô giáo phát triển mạnh và vùng Syria-Palaestina trở thành trung tâm của tôn giáo mới trỗi dậy này.
Vào năm 476 TCN, Đế chế Tây La Mã sụp đổ, nhưng Byzantine vẫn tiếp tục phát triển cho đến khi Hồi giáo bùng nổ ở khu vực. Năm 634 TCN, người Ả Rập chiếm Syria-Palaestina, đổi tên thành Jund Filastin. Họ coi khu vực này như một phần của lịch sử tâm linh của mình, biến những nhà thờ cổ thành đền thờ.
Châu Âu sau đó gọi Palestine là “Đất Thánh“. Năm 1096, Kitô giáo phát động Cuộc Thập tự chinh đầu tiên nhằm giành lại vùng đất này từ tay người Hồi giáo. Tuy rất cố gắng nhưng họ không giành được chiến thắng chung cuộc. Byzantine sụp đổ vào năm 1453, mở đường cho người Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng Palestine.
Cuối cùng, sau Thế chiến II, Liên Hợp Quốc đã thiết lập Nhà nước Israel cho người Do Thái. Quyết định này vẫn gây nhiều tranh cãi và khu vực này vẫn không ngày nào yên ổn như quá khứ lâu dài của nó.